Đây là không phải là lần đầu tiên Trung Quốc dính vào scandal việc âm mưu đánh cắp thông tin từ các nước khác. Lần trước là từ các smartphone, lần này là bàn là và ấm nước

Trong những ngày vừa qua dư luận đang hết sức xôn xao về vụ việc một số mẫu ấm đun nước, bàn là và phát hiện từ 20 tới 30 mảnh vi mạch "gián điệp” trong thiết bị gia dụng Trung Quốc có khả năng khai thác mạng Wi-Fi không cài password (mật khẩu) ở phạm vi "lên tới 200 m”, sau đó phát tán malware và "gửi dữ liệu tới máy chủ nước ngoài”. Nguồn tin được dẫn bởi Đài truyền hình quốc gia của Nga nên độ xác thực là hoàn toàn có căn cứ.

Bàn là, ấm nước có thể bị gắn chip gián điệp

Bàn là, ấm nước có thể bị gắn chip gián điệp

Chưa có dịp kiểm chứng độ xác thực của thông tin kể trên nhưng theo ông Nguyễn Minh Đức, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav, thì việc gắn chip lên các đồ gia dụng kể trên là hoàn toàn có thể xảy ra. "Một thiết bị gián điệp thông thường nếu chỉ gắn ở những bề mặt như gầm bàn, tường nhà… thì cũng chỉ duy trì hoạt động trong khoảng từ 2-3 ngày.

Bàn là, ấm nước có thể bị gắn chip gián điệp

Trung Quốc đang muốn do thám thông tin từ Nga?

Trong khi đó các đồ gia dụng như ấm nước hoặc bàn là – vốn là những vật dụng chỉ sử dụng được khi cắm điện, và mỗi khi các vật dụng này cắm điện nó sẽ truyền nguồn năng lượng và duy trì nguồn năng lượng để "nuôi” các con chip gián điệp, nhờ đó con chip sẽ có tuổi thọ cao hơn”, ông Đức cho biết.

Bàn là, ấm nước có thể bị gắn chip gián điệp

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng Bkav

Những con chip nguy hiểm này có thể được gắn vào vị trí nào trên ấm nước/bàn? Ông Đức cho rằng chắc chắn những con chip này sẽ không thể gắn ở những vị trí quá nóng như là phần tiếp xúc của bàn là hoặc phần vòi của ấm đun nước. Chỗ để gắn chip lý tưởng có thể là vị trí tay cầm hoặc phần đế của ấm nước hoặc bàn là, những nơi ít nhận nhiệt độ nhất.

Ngoài ra vì đây là những vật dụng được đặt ở những vị trí cần thiết rất "đắc địa” là trung tâm của phòng họp, phòng khách nên sẽ dễ dàng thực hiện việc nghe lén.

Ông Đức cũng chia sẻ phán đoán về cách thức các con chip gián điệp này truyền thông tin ra ngoài. Đó là sử dụng kết nối Wi-Fi, 3G hoặc phát sóng radio. Với cách thứ nhất con chip sẽ dò access point của các router Wi-Fi công cộng không cài password để kết nối, sau đó nó sẽ tiếp tục lấy thông tin từ các thiết bị khác đang kết nối chung với mạng WiFi (sniff).

Bàn là, ấm nước có thể bị gắn chip gián điệp

Một con chip gián điệp

Tuy nhiên nếu router Wi-Fi có cài mật khẩu và sử dụng chuẩn bảo mật WPA và WPA2 thì việc đánh cắp mật khẩu để kết nối vào Wi-Fi là điều gần như không thể làm được. Hơn nữa việc kết nối trái phép qua Wi-Fi đều có thể bị phát hiện nhờ các tiện ích quản lý các kết nối vào router như Wireless Network Watcher, Zamzom… hoặc các phần mềm đi kèm theo router.

Trường hợp con chip gián điệp sử dụng sóng 3G để truyền tín hiệu sẽ nguy hiểm hơn. Với phương thức này tín hiệu sẽ rất khó bị phát hiện bởi nó hoàn toàn độc lập và gần như không thể bị ngăn chặn so với kiểu "câu” trộm Wi-Fi. Nếu dùng 3G thì thiết bị sẽ không bị giới hạn bởi không gian và thời gian (trong khi nếu kết nối Wi-Fi thì thiết bị bắt buộc phải được đặt không quá xa so với bộ phát Wi-Fi và router phải bật thì mới kết nối).

Bàn là, ấm nước có thể bị gắn chip gián điệp

Đặt mật khẩu cho mạng Wifi

Vụ việc chip gián điệp gắn trong ấm nước/bàn là có xuất xứ Trung Quốc một lần nữa lại làm dấy lên những mối lo ngại về đến sự an toàn của các thông tin cá nhân. Điều đáng lo ngại hơn là khi nó được bọn tội phạm sử dụng với ý đồ xấu sẽ đe dọa, xâm hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó không loại trừ xâm phạm đến các lợi ích quốc gia, tình báo công nghiệp.

Tuy vậy, việc giám sát những thiết bị ngoài luồng này lại thực sự rất khó khăn với cơ quan chức năng.

Về phía các bạn, hãy cẩn thận hơn với những sản phẩm điện tử có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nếu nhà bạn có sử dụng Wifi, hãy đặt mật khẩu để các thiết bị điện tử này không thể kết nối đến router Wifi nhà bạn.