CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN DIỄN ĐÀN HỌC TẬP NY123

MỤC LỤC
Statistics
Login form
IP
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Bài tập tổng hợp hóa lớp 11
ninambnDate: Tuesday, 2013-06-25, 6:05 AM | Message # 1
Sergeant
Group: Administrators
Messages: 25
Awards: 1
Reputation: 0
Status: Offline
Câu 1. Các rượu (ancol) no đơn chức tác dụng được với CuO nung nóng tạo anđehit là
A. rượu bậc 2. B. rượu bậc 1. C. rượu bậc 3. D. rượu bậc 1 và rượu bậc 2.
Câu 2. Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 45. B. 22,5. C. 14,4. D. 11,25.
Câu 3. Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu suất của cả quá trình là 60% thì khối lượng C2H5OH thu được từ 32,4 gam xenlulozơ là
A.18,4 gam B.11,04 gam C.12,04 gam D.30,67 gam
Câu 4. Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo muối và nước. Chất X thuộc loại
A.este no đơn chức B.rượu no đa chức
C.axit no đơn chức D.axit không no đơn chức
Câu 5. Khi cho 13,95 gam anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lit dung dịch HCl 1M thì khối lượng của muối phenylamoniclorua thu được là
A.25,9 gam B.20,25 gam C.19,425 gam D.27,15 gam
Câu 6. Trong các đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O, số đồng phân tác dụng được với cả Na và NaOH là
A.1 B.3 C.2 D.4
Câu 7. Khi đun nóng butanol-2 với H2SO4 (đặc, ở 1800C) thì số anken khác loại (không kể tới đồng phân cis-trans) thu được là
A.4 B.1 C.2 D.3
Câu 8. Cho 11 gam hỗn hợp hai rượu no đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Hai rượu đó là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. C4H9OH và C5H11OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. CH3OH và C2H5OH.
Câu 9. Dãy đồng đẳng của rượu etylic có công thức chung là
A. CnH2n – 1OH (n≥ 3). B. CnH2n + 1OH (n≥ 1). C. CnH2n +2 – x(OH)x (n≥ x, x>1). D. CnH2n – 7OH (n≥6).
Câu 10. Số đồng phân ứng với công thức phân tử C3H8O là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 11. Cho 0,1 mol rượu X phản ứng hết với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).Số nhóm chức-OH của rượu X là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 12. Cho sơ đồ phản ứng: X →C6H6 →Y → anilin. X và Y tương ứng là
A. C6H12(xiclohexan), C6H5-CH3. B. C2H2, C6H5-NO2.
C. CH4, C6H5-NO2. D. C2H2, C6H5-CH3.
Câu 13. Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A. Natri axetat. B. Anilin C. Amoniac. D. Natri hiđroxit.
Câu 14. Cho 500 gam benzen phản ứng với HNO3 (đặc) có mặt H2SO4 đặc, sản phẩm thu được đem khử thành anilin. Nếu hiệu suất chung của quá trình là 78% thì khối lượng anilin thu được là
A. 564 gam. B. 465 gam. C. 456 gam. D. 546 gam
Câu 15. Chất thơm không phản ứng với dung dịch NaOH là
A. C6H5CH2OH. B. C6H5NH3Cl. C. p-CH3C6H4OH. D. C6H5OH.
Câu 16. Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ, điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là
A. dung dịch Br2, dung dịch NaOH, khí CO2. B. dung dịch Br2, dung dịch HCl, khí CO2.
C. dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, khí CO2. D. dung dịch NaOH, dung dịch HCl, khí CO2.
Câu 17. Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là
A. Na, HBr, CuO. B. CuO, KOH, HBr. C. Na, Fe, HBr. D. NaOH, Na, HBr
Câu 18. Anken khi tác dụng với nước (xúc tác axit) cho rượu duy nhất là
A. CH2 = C(CH3)2. B. CH3 – CH = CH – CH3. C. CH2 = CH – CH2 – CH3. D. CH2 = CH – CH3.
Câu 19. Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dung dịch NaCl B. dung dịch NaOH C. dung dịch Br2 D. dung dịch HCl
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn m gam rượu no đơn chức mạch hở, sau phản ứng thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam nước. Công thức của rượu no đơn chức là
A. C2H5OH B. CH3OH C.C3H7OH D. C4H9OH
Câu 21. Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 0,85 gam B. 7,65 gam C. 8,15 gam D. 8,1 gam
Câu 22. Cho 18 gam một rượu no đơn chức tác dụng hết với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Công thức của rượu đó là
A. C3H7OH. B. C4H9OH. C. CH3OH. D. C2H5OH.
Câu 23. Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng của rượu no đơn chức?
A. C3H5OH B. C5H11OH C. C6H5OH D. C2H5CHO
Câu 24. Phenol được phân biệt với anilin bằng thuốc thử nào sau đây?
A. Nước Br2 B. Quỳ tím. C. Natri kim loại. D. Cả B và C.
Câu 25. Phenol không tác dụng với:
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch Br2 D. Na kim loại.
Câu 26. Thuốc thử dùng để phân biệt axit axetic và axit acrylic là dung dịch
A.NaOH B.Br2 C.quỳ tím D.Na2CO3
Câu 27. Thủy phân hỗn hợp 2 este: metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được
A.1 muối và 1 rượu B.1 muối và 2 rượu C.2 muối và 1 rượu D.2 muối và 2 rượu
Câu 28. Axit no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A.CnH2n -1COOH (n≥2) B.CnH2n (COOH)2 (n≥0)
C.CnH2n +1COOH (n≥0) D.CnH2n -3COOH (n≥2)
Câu 29. Thuốc thử dùng để phân biệt axit axetic và rượu etylic là
A.quỳ tím B. dung dịch NaNO3 C.kim loại Na D. dung dịch NaCl
Câu 30. Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và rượu etylic. Công thức của X là
A.CH3COOC2H5 B.CH3COOCH3 C.C2H3COOC2H5 D.C2H5COOCH3
Câu 31. Đun nóng 6 gam axit axetic với một lượng dư rượu etylic có xúc tác axit sunfuric đặc. Nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng este thu được là
A.7,04 gam B.3,52 gam C.14,08 gam D.4,28 gam
Câu 32. Axit axetic tác dụng được với các chất trong dãy
A.Mg, dung dịch KHCO3, rượu metylic B.Mg, Ca(OH)2, CaCl2
C.Mg, Cu, rượu etylic D.NaOH, dung dịch Na2CO3, anđehit axetic
Câu 33. Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp được axit axetic là
A. C2H2, CH3CHO, HCOOCH3 . B. C2H5OH, HCHO, CH3COOCH3.
C. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOCH3 . D. C2H5OH, CH3CHO, HCOOCH3 .
Câu 34. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. C2H5OH. D. CH3OH.
Câu 35. Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch
A. CH3CHO trong môi trường axit. B. HCHO trong môi trường axit.
C. HCOOH trong môi trường axit. D. CH3COOH trong môi trường axit.
Câu 36. Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm phenol và axit axetic tác dụng với dung dịch NaOH 2,5M thì cần vừa đủ 100 ml. Phần trăm số mol của phenol trong hỗn hợp là
A. 14,49%. B. 51,08%. C. 40%. D. 18,49%.
Câu 37. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. rượu (ancol) etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, anđehit axetic.
C. glucozơ, etyl axetat. D. glucozơ, rượu (ancol) etylic.
Câu 38. Để trung hòa 4,44 g một axit cacboxylic (thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic) cần 60 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của axit đó là
A. C3H7COOH. B. C2H5COOH. C. CH3COOH. D. HCOOH.
Câu 39. Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 (Ni, to). Qua hai phản ứng này chứng tỏ anđehit
A. chỉ thể hiện tính khử. B. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá. D. chỉ thể hiện tính oxi hoá.
Câu 40. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch axit acrylic, rượu etylic, axit axetic đựng trong
các lọ mất nhãn là
A. quỳ tím, dung dịch Br2. B. quỳ tím, dung dịch Na2CO3.
C. quỳ tím, Cu(OH)2. D. quỳ tím, dung dịch NaOH.
Câu 41. Chất phản ứng được với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là
A. CH3 – CH(NH2) – CH3. B. CH3 – CH2-CHO. C. CH3 – CH2 – COOH. D. CH3 – CH2 – OH.
Câu 42. Chất vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH là
A. CH3 – CH2 – COO-CH3. B. CH3 – CH2 – CH2 – COOH.
C. HCOO-CH2 – CH2 – CH3. D. CH3-COO- CH2 – CH3.
Câu 43. Cho 3,0 gam một axit no đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 4,1 gam muối khan. Công thức phân tử của X là
A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. C3H7COOH.
Câu 44. . Chất không phản ứng với Na là
A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. HCOOH. D.C2H5OH.
Câu 45. Cho 0,92 gam một hỗn hợp gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng vừa đủ với Ag2O trong dung dịch NH3 thu được 5,64 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của C2H2 và CH3CHO tương ứng là
A. 28,26% và 71,74%. B. 26,74% và 73,26%. C. 25,73% và 74,27%. D. 27,95% và 72,05%.
Câu 46. Rượu bị oxi hoá cho sản phẩm anđehit là
A. CH3- CH- CH2-OH B. CH3- CH – CH3
CH3 OH
CH3
C. CH3-CH2-CH2-CH-OH D. CH3- C – OH
CH3 CH3
Câu 47. Chất không cùng dãy đồng đẳng với các chất còn lại là
A. CH3-CH2-OH B. CH3-C- CH3
O
C. CH3-CH2-CH2-CH2-OH D. CH3-CH2- CH2-OH
Câu 48. Số đồng phân của rượu ứng với công thức C3H7OH là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 49. Phenol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử của chúng có…(a)… liên kết trực tiếp với…(b)…
(a) và (b) lần lượt là:
A. (a): nhóm –NH2; (b): nguyên tử cacbon của vòng benzen.
B. (a): nhóm –COOH; (b): nguyên tử cacbon của vòng benzen.
C. (a): nhóm –OH; (b): nguyên tử cacbon của vòng benzen.
A. (a): nhóm –OH; (b): nguyên tử hiđro của vòng benzen.
Câu 50. Anilin thể hiện tính chất của:
A. Axit yếu. B. Bazơ mạnh. C. Axit mạnh. D. Bazơ yếu.
Câu 51. Chất phân biệt được phenol và rượu etylic là
A. NaCl. B. Br2 . C. Na. D. NaNO3 .
Câu 52. Phenol không tác dụng với:
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch Br2 D. Na kim loại.
Câu 53. Cho 2,3 gam rượu etylic tác dụng hết với Na, thể tích khí H2 thu được ở ĐKTC là:
A. 0,448 lit. B. 5,6 lit. C. 0,56 lit. D. 0,28 lit.
Câu 54. Oxi hoá không hoàn toàn CH3-CH2-CH2-OH bằng CuO (đun nóng), sản phẩm thu được là:
A. CH3-CH2-CHO B. CH3-C-CH3
O
C. CH3-CH2-CH3 D. CH3-CH2-CH2-CHO
Câu 55. Ghép công thứ cấu tạo ở cột A với tên gọi tương ứng ở cột B?
A B
1/ CH3-COOC2H5
2/ HOCH2 -CHOH -CH2OH
3/ CH2 =CH-COOH
A. Etyl axetat
B. Axit acrylic
C. Glixerin
A. 1-A, 2-B, 3-C B. 1-B, 2-C, 3-A C. 1-A, 2-C, 3-B D. 1-C, 2-A, 3-B
Câu 56. Hoá chất không phân biệt được Anđehit axetic và glixerin là
A. Cu(OH)2. B. Na. C. Ag2O (trong dung dịch NH3). D. NaOH.
Câu 57. Phát biểu nào sai?
A. Este là sản phẩm của phản ứng este hoá giữa axit hữu cơ hoặc axit vô cơ với rượu.
B. Công thức chung của este giữa axit no đơn chức và rượu no đơn chức là CnH2n +2O2 (n ≥ 2).
C. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit có tính thuận nghịch.
D. phản ứng thuỷ phân este trong môi trường bazơ không có tính thuận nghịch.
Câu 58. Hợp chất nào sau đây là hợp chất đa chức?
A. HO-CH2-CH2-OH. B. H2N- CH2- COOH. C. HO-CH2-(CHOH)4- CHO. D. CH2 =CH-COOH.
Câu 59. Hoá chất phân biệt được glixerin với rượu etylic là
A. Cu(OH)2. B. Na. C. NaOH. D. NaCl.
Câu 60. Cho dãy chuyển hoá sau:
+Cl2 , as +dd NaOH, to + CuO, to
C2H6 X Y Z
Công thức của X, Y, Z lần lượt là:
A. C2H5Cl, CH3-CHO, C2H5OH. B. C2H5Cl, C2H5OH, CH3-CHO .
C. C2H5Cl, C2H5OH, (CH3-COO)2Cu . D. C2H5Cl, C2H5ONa, CH3-CHO.
+ H2O + H2O(HgSO4, 80oC) + H2(Ni,to)
Câu 61. Cho sơ đồ phản ứng: CaC2 M N P
M, N, P lần lượt là:
A. C2H2, CH3CHO, CH3COOH. B. C2H2, CH3CH2OH, CH3CHO.
C. C2H2, CH3CHO, CH3CH2OH. D. Ca(OH)2, CH3CHO, CH3CH2OH.
+ H2(Ni,to) + HBr(to)
Câu 62. Cho sơ đồ phản ứng: CH3CHO M N
M,N lần lượt là:
A. CH3OH, CH3Br. B. CH3COOH, CH3CH2Br.
C. CH3CH2OH, CH3CH2Br. D. CH3CH2CH2OH, CH3CH2CH2Br.
Câu 63. Phát biểu nào sai?
A. Lipit ( chất béo) là este của glixerin với các axit béo.
B. glixerin là rượu đa chức, có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 cho kết tủa đỏ gạch.
C. Anđehit có phản ứng tráng gương và phản ứng khử Cu(OH)2 khi đun nóng.
D. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit có tính thuận nghịch.
Câu 64. CH3CHO có thể điều chế trực tiếp từ :
A. C2H5 Cl B. CH CH C. CH3COOH D. Cả A, B và C .
Câu 65. Công thức phân tử của glucozơ là:
A. C12H22O11. B. C6H12O6. C. (C6H10O5)n. D.C3H5(OH)3.
Câu 66. Phát biểu nào sai?
A. Glucozơ có phản ứng tráng gương và phản ứng khử đồng (II) hiđroxit khi đun nóng.
B. Fructozơ có tính chất rượu đa chức giống glucozơ.
C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
D. Khi thuỷ phân tinh bột thu được sản phẩm là glucozơ.
Câu 67. Chất nào sau đây phân biệt được glucozơ và glixerin?
A. NaCl. B. Ag2O ( trong dung dịch NH3). C. HCl. D. NaOH.
Câu 68. Chất nào sau đây phân biệt được glucozơ và anđehit axetic?
A. Cu(OH)2 ( nhiệt độ phòng ). B. Ag2O ( trong dung dịch NH3, đun nóng).
C. Cu(OH)2 ( đun nóng ). D. Cu2O.
Câu 69. Axit aminoaxetic ( H2N-CH2-COOH ) không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. HCl. B. C2H5OH. C. NaOH. D. HCHO.
Câu 70. Tất cả các protit đều có chứa các nguyên tố:
A. C, H, S, N. B. C, P, S, Fe. C. C, H, O, N. D. C, H, N, I.
Câu 71. Cho 4,4 gam CH3-CHO tác dụng vừa đủ với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng, khối lượng Ag thu được là:
A.10,8 gam B. 21,6 gam C. 5,4 gam D. 32,4 gam
Câu 72. Cho glucozơ lên men thành rượu etylic, dẫn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong có dư thu được 25 gam kết tủa. Khối lượng rượu thu được là:
A. 1,15 gam. B.15,1 gam. C. 11,5 gam. D. Giá trị khác.
Câu 73. Sau thí nghiệm phản ứng tráng gương bằng andehit axetic, ta thu được 1,08 gam bạc kim loại. Nếu hiệu suất phản ứng trên là 80% thì khối lượng andehit phải dùng là:
A. 2,75 gam. B. 0,275 gam. C. 0,22 gam. D. 0,44 gam.
Câu 74. Cho 1,52 gam hỗn hợp hai rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na thu được 0,336 lit khí H2 (ĐKTC). Công thức phân tử hai rượu là:
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H12OH.
Câu 75. Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerin, andehit fomic, natri axetat. B.glucozơ, glixerin, mantozơ, rượu (ancol) etylic.
C. glucozơ, glixerin, mantozơ, axit axetic. D. glucozơ, glixerin, mantozơ, natri axetat.
Câu 76. Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt được các chất trong nhóm
A. C3H5(OH)3, C2H4(OH)2. B. CH3COOH, C2H3COOH.
C. C3H5(OH)3, C12H22O11 (saccarozơ). D. C3H7OH, CH3CHO.
Câu 77. Chất không phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là
A. C6H12O6 (glucozơ). B. HCHO. C. CH3COOH. D. HCOOH.
Câu 78. Cho các chất sau:
(X) HO-CH2-CH2-OH;
(Y) CH3 – CH2 – CH2OH;
(Z) CH3 – CH2 – O – CH3;
(T) HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH.
Số lượng chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 79. Cho các polime sau: (-CH2- CH2-)n, (- CH2- CH=CH- CH2-)n, (- NH-CH2-CO-)n. Công thức của monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
A. CH2=CH2, CH3- CH=CH- CH3, NH2- CH2- CH2- COOH.
B. CH2=CH2, CH2=CH- CH= CH2, NH2- CH2- COOH.
C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH.
D. CH2=CHCl, CH3- CH=CH- CH3, CH3- CH(NH2)- COOH.
Câu 80. Trong số các loại tơ sau:
(1) [-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n
(2) [-NH-(CH2)5-CO-]n
(3) [C6H7O2(OOC-CH3)3]n
Tơ thuộc loại sợi poliamit là
A. (1), (3). B. (1), (2). C. (1), (2), (3). D. (2), (3).
Câu 81. Trong phân tử của các gluxit luôn có
A. nhóm chức rượu. B. nhóm chức axit. C. nhóm chức xetôn. D. nhóm chức anđehit.
Câu 82. Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với Ag2O trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 10,8 gam. B. 21,6 gam. C. 32,4 gam. D. 16,2 gam.
Câu 83. Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này với
A. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 . B. dung dịch KOH và CuO.
C. dung dịch KOH và dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
Câu 84. Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. propen. B. isopren. C. toluen. D. stiren.
Câu 85. Hai chất đồng phân của nhau là
A. mantozơ và glucozơ. B. saccarozơ và glucozơ. C. fructozơ và mantozơ. D. fructozơ và glucozơ.
Câu 86. Chất không phản ứng với Na là
A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. HCOOH. D. C2H5OH.
Câu 87. Công thức cấu tạo của glixerin là
A.HOCH2CHOHCH2OH B.HOCH2CH2HCH2OH
C.HOCH2CHOHCH3 D. HOCH2CH2OH
Câu 88. Một chất khi thủy phân trong môi trường axit đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A.tinh bột B.protit C.saccarozơ D.xenlulozơ
Câu 89. Một chất tác dụng với dung dịch natriphenolat tạo thành phenol. Chất đó là
A.C2H5OH B.NaCl C.Na2CO3 D.CO2
Câu 90. Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A.270 gam B.300 gam C.250 gam D.360 gam
Câu 91. Saccarozơ và glucozơ đều có
A.Phản ứng với dung dịch NaCl
B.Phản ứng thủy phân trong môi truờng axit
C.Phản ứng với Ag2o trong dung dịch NH3, đun nóng
D.Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam
Câu 92. Chất phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là
A.Axit axetic B.glixerin C.rượu etylic D.anđehit axetic
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Mạng xã hội
Tin khác
Tin
Search
Đặt ny007.tk làm trang chủ
Change the language web

Copyright NINA © 2024
Create a free website with uCoz